Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

Bản chất giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại

đồng Trọng tài các các bên bắt buộc phải tuân thủ vì phải tuân theo các thời hạn theo quy định của Quy tắc tố tụng trọng tài làm giảm hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài. V. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI THÔNG QUA TÒA ÁN: Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của tòa án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cướng chế của nhà nước. Do đó, các đương sự thường tìm đến sự trợ giúp của tòa án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả các quyền, lợi ích của mình khi họ thất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng hoặc hòa giải và cũng không muốn vụ tranh chấp giữa họ được giải quyết bằng con đường trọng tài. 1. Bản chất của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua tòa án: Về bản chất, phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án là một phương thức mang ý chí quyền lực nhà nước, tòa án nhân danh quyền lực nhà nước để giải quyết tranh chấp trên cơ sở các quy định của pháp luật. Quyết định của tòa án có hiệu lực khiến các bên bắt buộc phải thực thi và có thể kèm theo các biện pháp cưỡng chế thi hành. Bản chất đó được thể hiện thông qua các đặc điểm sau: - Thứ nhất là cơ quan tài phán nhân danh nhà nước để giải quyết tranh chấp, do đó, phán quyết của tòa án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế. - Thứ hai là việc giải quyết tranh chấp của tòa án phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mang tính hình thức cũng như các quy định về thẩm quyền, thủ tục, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại của pháp luật tố tụng nhất là các quy định của bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. - Thứ ba là tòa án giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc xét xử công khai. - Thứ tư là việc giải quyết tranh chấp tại tòa án có thể thực hiện qua hai cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm, bản án có hiệu lực pháp luật còn có thể được xét lại theo thủ tục: giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. - Thứ năm là tòa án giải quyết theo nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số. 2. Ưu điểm của phương thức tòa án: Việc đưa tranh chấp ra xét xử tại tòa án có nhiều ưu điểm như: Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ, và hiệu lực phán quyết có tính khả thi cao hơn so với trọng tài. Do là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế, do đó khi đã đưa ra tòa án thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án. Nguyên tắc xét xử công khai có tính răn đe đối với những thương nhân kinh doanh vi phạm pháp luật. Các tòa án, đại diện cho chủ quyền quốc gia, có điều kiện tốt hơn các trọng tài viên trong việc tiến hành điều tra, có quyền cưỡng chế, triệu tập bên thứ ba đến tòa. Các bên không phải trả thù lao cho thẩm phán, ngoài ra chi phí hành chính rất hợp lý. 3. Hạn chế của phương thức tòa án: Việc lựa chọn phương thức tòa án có những nhược điểm nhất định vì thủ tục tố tụng tại tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó. Phán quyết của tòa án thường bị kháng cáo. Quá trình tố tụng có thể bị trì hoãn và kéo dài, có thể phải qua nhiều cấp xét xử, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh. Nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ và uy tín trên thương trường bị giảm sút. Đối với các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài thì: + Phán quyết của tòa án thường khó đạt được sự công nhận quốc tế. Phán quyết của tòa án được công nhận tại một nước khác thường thông qua hiệp định song phương hoặc theo nguyên tắc rất nghiêm ngặt. + mặc dù thẩm phán quốc gia có thể khách quan, họ vẫn phải buộc sử dụng ngôn ngữ và áp dụng quy tắc tố tụng của quốc gia họ và thường cùng quốc tịch với một bên. A. KẾT LUẬN: Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về các hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, những ưu điểm và hạn chế của từng hình thức. Không có phương thức nào là tuyệt đối và việc quyết định lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp nào không những phải được lựa chọn dựa trên cơ sở ưu, nhược điểm của từng hình thức mà còn phải tùy vào từng trường hợp tranh chấp để tìm ra phương pháp thích hợp nhất, có lợi nhất. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật thương mại năm 2005; 2. Luật trọng tài năm 2010; 3. bộ luật tố tụng dân sự năm 2004; 4. Đại học luật Hà Nội – Giáo trình luật thương mại tập 2- NXB công an nhân dân; 5.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét