Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

THỰC TRẠNG VĂN HÓA TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

Báo cáo thực tập thực trạng quản lý công sở 2. GVHD:Lê Trọng Tuấn Khái niệm quản lý nhà nước: Là sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. 3. Công tác quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước: Trong hoạt động công tác quản lý Nhà nước, các hoạt động liên quan đến kỷ thuật và nghiệp vụ cơ quan hành chính thường bị đơn giản hóa, bị động, thiếu tính sáng tạo. Kỹ năng điều hành óc sáng tạo trên cơ sở các thông tin chính xác, đầy đủ, được cung cấp kịp thời đã không được đề cao đúng mức. Công nghệ mới không được ứng dụng thỏa đáng để phục vụ cho việc cung cấp các dịch vụ trong cơ quan tốt hơn. Còn rất ít cơ quan tính được hiệu quả cụ thể là các dịch vụ văn phòng, hành chính đã mang lại cho cơ quan mình. Trong quá trình hoạt động của cơ quan, công sở, vẫn còn chua có sự phân tích đến nơi, đến chốn đặc điểm các loại thông tin văn bản mà thường chỉ thấy rõ rằng nó không mang lợi nhuận trực tiếp nên không có sự quan tâm thích đáng. Do cách quan niệm như vậy, nên trong thực tế, một số cơ quan ở nhiều cấp, nhiều nghành, việc quản lý thông tin, quản lý văn bản còn rất lỏng lẻo. Cán bộ được bố trí vào làm bộ phận hành chính văn phòng rất tùy tiện, không theo một chuẩn mực nào. Những thất thoát về vật liệu,tiền bạc thường dễ nhìn thấy và được quan tâm hơn là sự mất mát do kỹ thuật hành chính yếu kém mang lại. Cán bộ, công chức kém trong các lĩnh vực hành chính thường bị thay thế và nhiều người cũng không có ý thức học tập để làm việc tốt hơn. Trong công tác quản lý Nhà nước, thì hoạt động quản lý hành chính là hoạt động trung tâm, phổ biến, chủ yếu nhất vì hoạt động quản lý hành chính là hoạt Nguyễn Thị Minh Thuận Lớp:HCVT-K2 Trang:11 Báo cáo thực tập thực trạng quản lý công sở GVHD:Lê Trọng Tuấn động chấp hành và điều hành trong quản lý toàn xã hội. Tuy nhiên, quản lý hành chính nhà nước có phạm vi hẹp hơn so với quản lý Nhà nước. Như vậy có thể nói công tác Nhà nước đối với cơ quan quản lý hánh chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, chấp hành và điều hành của hệ thống hành chính trong quản lý xã hội theo khuôn khổ pháp luật nhà nước nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển. III. Những vấn đề liên quan: Nói đến thực trạng thì ai cũng biết trong cơ quan hành chính, thực trạng về văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay ở Việt Nam chính là một điều đáng được chủ trọng và nói lên như: 1. Ứng xử nơi công sở: Công sở là nơi công dân, các cơ quan hữu quan, bạn đồng nghiệp trong ngành… đến liên hệ, công tác. Vì vậy, cán bộ, công chức làm việc ở đây cần có những ứng xử văn minh, thanh lịch trong giao tiếp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở một số công sở, chúng ta vẫn bắt gặp những cách ứng xử thiếu thanh lịch. Ăn nói, giao tiếp cũng là một biểu hiện văn hoá nơi công sở, nhưng xung quanh việc này vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Là cơ quan công quyền nhưng một số người vẫn mang nặng tư duy cửa quyền khi tiếp xúc với dân. Vì thế, không ít nơi, chúng ta vẫn phải nghe những câu hỏi thiếu chủ ngữ, kiểu như: “Cần gì?”, “Đi đâu?”, “Gặp ai?” hoặc bắt gặp những khuôn mặt cau có, thái độ hách dịch, lạnh lùng. Xưng hô nơi công sở là biểu hiện văn hoá. Trong thời kỳ mở cửa, cùng với hội nhập và phát triển kinh tế, các luồng văn hoá nước ngoài cũng theo đó mà vào. Có nhiều luồng gió mát nhưng cũng không ít luồng gió độc. Làm sao điều chỉnh những hành vi ứng xử để bảo tồn văn hóa mà vẫn du nhập được văn minh, tiến bộ Nguyễn Thị Minh Thuận Lớp:HCVT-K2 Trang:12 Báo cáo thực tập thực trạng quản lý công sở GVHD:Lê Trọng Tuấn nhân loại? Điều này hết sức khó. Nó đòi hỏi mọi thành viên trong xã hội phải biết tự mình điều chỉnh quan điểm hành vi ứng xử sao cho phù hợp. 2. Thái độ và cách làm việc trong công sở: Thực trạng văn hóa công sở trong thái độ làm việc, cách làm việc và mọi cử chỉ của các cơ quan trong công việc vần còn thấp kém, không có tự chủ động, nghiêm túc trong giơ làm và trong mọi công việc không được xử lý tốt. Môi trường công sở ở một số cơ quan Nhà nước hiện nay đã tạo cho người ta nhiều khoảng thời gian ngồi chơi xơi nước dẫn đến tình trạng "buôn chuyện”, dòm ngó chức vụ tạo bè, kéo cánh để tranh ghế, tranh chức và cuốn hút người lao động vào vòng xoáy của quyền lực mà quên đi cả nhiệm vụ chuyên môn của mình. Ở nhiều nơi vẫn xảy ra tình trạng khách cứ phải chờ đợi lâu, còn cán bộ đang bận… trà nước, tán gẫu. Có cơ quan, còn nửa tiếng mới hết giờ làm việc, nhưng khi có khách đến liên hệ công việc, cán bộ tiếp dân đã trả lời là hết giờ nhận giấy tờ, mai quay lại. Thái độ tuỳ tiện thiếu trách nhiệm này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh các “công bộc” của dân. Lại có những cá nhân lấy cớ vì hiệu quả chung của công việc mà cố tình không thừa nhận năng lực, làm khó dễ cho những thành viên khác. Trong khi đó, đáng lẽ ra trên cương vị của mình, họ phải là người dẫn dắt những người đi sau, chỉ bảo và giúp họ tiến bộ, trưởng thành hơn trong từng công việc được giao. 3. Thời gian đi làm chưa được cải thiện: Nói người đi làm trễ giờ là người “lười” cũng không hoàn toàn đúng, bởi có người rất chăm chỉ đôi khi vì một lý do đột xuất nào đó mà đi làm trễ giờ, tất nhiên không phải thường xuyên. Nhưng hiện tượng đi muộn về sớm trong đội ngũ cán bộ công chức của ta hiện nay cũng không hiếm với nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn Nguyễn Thị Minh Thuận Lớp:HCVT-K2 Trang:13 Báo cáo thực tập thực trạng quản lý công sở GVHD:Lê Trọng Tuấn như kẹt xe, hỏng xe hay rẽ vào đâu đó để bàn “công chuyện" chẳng ai kiểm soát được lý do ấy chính đáng hay không mà hoàn toàn dựa vào sự tự giác. Ở Một số nước người ta dùng máy quét để quản lý giờ làm việc của công chức. Còn khi không có máy quét thì ta quản lý bằng các biện pháp giáo dục nâng cao ý thức tự giác của mỗi người. Tấm gương về tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh đã học rồi, bây giờ đến giai đoạn mỗi cơ quan, mỗi đơn vị, mỗi cá nhân tổ chức chương trình hành động làm theo gương Bác. Thiết nghĩ xây dựng một quy chế làm việc trong công sở, từ giờ giấc đến thái độ lao động, từ trang phục đến lời ăn tiếng nói, sao cho văn minh và hiện đại, lịch sự và hiệu quả, cũng là một việc làm thiết thực và giàu ý nghĩa. 4. Trách nhiệm đối với công việc: Tình trạng nhiều cán bộ, công chức còn chưa nghiêm túc trong giơ làm việc, thiếu trách nhiệm vào việc mình làm. Nhiều cán bộ, công chức vẫn uống rượu, bia vào buổi sáng, buổi trưa tại những cơ quan làm việc. Nhưng điều cần phải chống và chống một cách quyết liệt là thái độ thờ ơ, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với công việc mà mình được giao. Có cơ quan cán bộ, nhân viên đến Sở rồi mới rủ nhau đi ăn sáng, ngồi trước máy vi tính nhưng là để chơi games hay theo dõi chứng khoán, đến cơ quan không để làm việc mà để tán gẫu, buôn chuyện. Nguyễn Thị Minh Thuận Lớp:HCVT-K2 Trang:14 Báo cáo thực tập thực trạng quản lý công sở GVHD:Lê Trọng Tuấn CHƯƠNG III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP I. Kiến nghị: Rất nhiều ý kiến đã chỉ ra những điểm còn hạn chế trong văn hoá công sở của cán bộ và sinh viên hiện nay như: đi họp muộn, nói chuyện riêng trong buổi họp, cách ứng xử không nhã nhặn với khách và đồng nghiệp, trang phục không phù hợp trong khi đi làm, tác phong làm việc không chuyên nghiệp, thiếu ý thức trách nhiệm với công việc được giao… Chúng ta đang phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phong cách ứng xử chuẩn mực trong hoạt động công vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Thiết nghĩ, tại các công sở, đặc biệt là những nơi tiếp xúc với nhân dân, cán bộ công chức cần nghiêm chỉnh tuân theo các quy định cụ thể về trang phục, cách giao tiếp, trong đó đặc biệt cần tôn trọng dân, chú ý ứng xử với dân một cách có văn hoá. Điều đó góp phần tạo ra môi trường văn hoá lành mạnh nơi công sở. Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính thể hiện ở quyền được thông tin và cách thức cung cấp thông tin cho công chúng. Công dân đến công sở phải có quyền nhận được những thông tin mà họ cần. Bưng bít thông tin với quần chúng là tạo cơ sở cho nạn tham nhũng, hối lộ. Thực hành dân chủ cơ sở chính là biểu hiện của việc nâng cao văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước. Bên cạnh đó, văn hóa công sở còn thể hiện ở cách thức cung cấp thông tin. Cán bộ, công chức ở các cơ quan Nhà nước nên chủ động cung cấp thông tin và thể hiện sự trân trọng đối với công chúng. Nguyễn Thị Minh Thuận Lớp:HCVT-K2 Trang:15 Báo cáo thực tập thực trạng quản lý công sở GVHD:Lê Trọng Tuấn Mặc dù vẫn còn nhiều ta thán về tình trạng công chức nhà nước tại các cơ quan hành chính nhà nước còn “hành” dân, nhưng có thể thấy từ khi thực hiện chương trình xây dựng cơ quan, đơn vị có đời sống văn hóa, chương trình xây dựng văn hóa công sở đã được cải thiện nhiều thông qua đội ngũ công chức ngày càng gương mẫu hơn với những tiêu chí: công chức có chuyên môn, nghiệp vụ; ứng xử văn hóa; ăn mặc đẹp, gọn gàng, lịch sự; tiết kiệm (thời gian, văn phòng phẩm, tiết kiệm điện…); công sở sạch đẹp, an toàn, gắn với cuộc vận động xây dựng người cán bộ công chức, viên chức “trung thành - sáng tạo - tận tụy - gương mẫu”, nhằm cải tiến lối làm việc, đẩy mạnh thực hiện đề án “cải cách thủ tục hành chính nhà nước”, áp dụng cơ chế một cửa, công khai minh bạch và từng bước đơn giản thủ tục hành chính công. Để thực hiện được yêu cầu nói trên, ngoài việc thường xuyên giáo dục nâng cao văn hóa cho các đối tượng giao tiếp ở công sở còn cần tới những quy tắc, quy chuẩn ứng xử theo các chế tài bắt buộc của văn hóa công sở do Nhà nước quy định và các chế tài xử lý vi phạm, khen thưởng, động viên. Chính phủ và Bộ Tài chính dựa vào nhu cầu thực thi văn hóa công sở để cấp kinh phí thỏa đáng cho các cơ quan hành chính Nhà nước, hàng năm đưa chương trình bồi dưỡng về văn hóa công sở vào chương trình đào tạo lại cán bộ, công chức. Từng ngành, từng địa phương, từng cơ quan dựa trên các quy định của Chính phủ cụ thể hóa thành các quy định của ngành, địa phương, cơ quan mình. II. Giải pháp: Trước hết, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức và nhân dân về văn hóa công sở là rất cần thiết. Cán bộ, công chức phải có tác phong tốt. Tác phong phải đúng mức là công bộc của dân nhưng không phải là nô bộc. Người công bộc thì không được hách dịch với dân nhưng phải có tác phong của người có chức, có quyền phục vụ nhân Nguyễn Thị Minh Thuận Lớp:HCVT-K2 Trang:16

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét