Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

Tài liệu thi công chức hành chính nghiệp vụ hành chính năm 2012

Tài liệu ôn tập môn Nghiệp vụ chuyên ngành chính là phương pháp đặc thù của quản lý nhà nước, gắn liền với quyền lực và sức mạnh của nhà nước. Câu hỏi ôn tập: 1. Trình bày khái niệm, các tính chất và đặc điểm của hoạt động quản lý hành chính nhà nước ? 2. Trình bày các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở nước ta ? 3. Trình bày các hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước ? 11 Tài liệu ôn tập môn Nghiệp vụ chuyên ngành CHUYÊN ĐỀ 2 MỘT SỐ KỸ NĂNG HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, là sự kế thừa của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 (sau đó được sửa đổi, bổ sung vào năm 2000 và năm 2003), nhằm để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, xây dựng một nền hành chính trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với xu hướng chuyển đổi sang nền hành chính phục vụ, thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhằm giúp thí sinh nghiên cứu, tìm hiểu các quy định c ủa Luật Cán bộ, công chức về nghĩa vụ, quyền, đạo đức, văn hóa giao tiếp và những điều cán bộ, công chức không được làm…Chúng tôi xin giới thiệu một số kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết đối với cán bộ, công chức như sau: I. ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA VĂN HÓA CÔNG SỞ 1. Đạo đức công vụ 1.1 Khái niệm đạo đức, đạo đức công vụ * Khái niệm đạo đức Đạo đức là một phạm trù thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, đó có thể là một hình thái của ý thức xã hội, thực t iễn đạo đức và quan hệ đạo đức; cũng có thể đó là những giá trị, chuẩn mực đạo đức. - Với góc độ là một hình thái của hình thái ý thức xã hội, đạo đức là những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng…và những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi xử xự giữa cá nhân với nhau và với xã hội. - Với góc độ thực tiễn đạo đức, đó là hoạt động, là hành vi của con người được chỉ đạo và quy định bởi ý thức đạo đức (hành động tuân theo một chuẩn mực đạo đức, nhằm mục đích do lý tưởng đạo đức chỉ ra và được thúc đẩy bởi những động cơ do lý tưởng đạo đức và các xúc cảm, tình cảm đạo đức tạo nên). Nó là sự thể hiện một cách trực quan của ý thức đạo đức, là hoạt động tinh thần của con người nảy sinh trên cơ sở hoạt động vật chất và bị quy định bởi hoạt động vật chất. - Quan hệ đạo đức là một kiểu quan hệ xã hội, là yếu tố tạo nên tính hiện thực của bản chất xã hội của con người. Quan hệ đạo đức là hình thức liên hệ giữa các cá nhân với nhau và với xã hội dựa trên ý thức đạo đức và chuẩn mực, lý tưởng đạo đức. Khi tuân theo những chuẩn mực, lý tưởng đạo đức, hoạt động của con người thường đụng chạm đến lợi ích của nhau. Hoạt động này sẽ dẫn đến sự đáp trả bằng sự đánh giá hoặc bằng xử sự, nên đã hình thành quan hệ đạo đức. - Giá trị, chuẩn mực đạo đức là một loại chuẩn mực xã hội, đó là những qui tắc hành vi của con người trong quan hệ với người khác trong xã hội. Đòi hỏi của xã hội đối với hành vi của con người là nội dung khách quan của chuẩn mực đạo đức. 12 Tài liệu ôn tập môn Nghiệp vụ chuyên ngành * Khái niệm đạo đức công vụ Đạo đức công vụ là sự thể hiện đặc thù đạo đức chung của xã hội trong công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, nhằm thực hiện chức năng của nhà nước trong quá trình quản lý các mặt của đời sống xã hội; đó là những quy tắc chuẩn mực, giá trị được xã hội thừa nhận là tốt đẹp, do quá trình tu dưỡng rèn luyện theo tiêu chuẩn mà có được khi họ thi hành công vụ. - Nội dung đạo đức công vụ thể hiện trong các quan hệ khi thi hành công vụ, đó là: Công vụ quan hệ với nhà nước; công vụ quan hệ với nhân dân; công vụ quan hệ với cấp trên; công vụ quan hệ với cấp dưới; công vụ quan hệ với đồng nghiệp (cùng cấp). Những mối quan hệ này phản ánh các mối quan hệ lợi ích: Lợi ích cá nhân với cá nhân; lợi ích cá nhân với xa hội. Từ đó hình thành những chuẩn mực đạo đức chung và những chuẩn mực đạo đức cụ thể được pháp luật quy định. - Chuẩn mực đạo đức công vụ được thể hiện trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là “Trung với nước, hiếu với dân” , gắn lợi ích của nhân dân và Tổ quốc, đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên. Chuẩn mực đạo đức công vụ còn là lý tưởng “Không có gì quý hơn độc lập tự do” , là nhân nghĩa, chí công, vô tư; là sự thống nhất giữa đức và tài. 1.2. Xây dựng đạo đức công vụ * Đối với cơ quan nhà nước - Xây dựng và hoàn thiện quy chế công vụ, chuẩn mực đạo đức công v ụ và chuẩn mực đạo đức cho từng loại, từng chức danh cán bộ, công chức; quy tắc đạo đức nghề nghiệp; chuẩn mực tính hợp pháp của hành vi công vụ, chuẩn mực về niềm tin nội tâm trong công vụ; - Xây dựng và hoàn thiện cơ chế dân chủ, bằng những quy định và c huẩn mực pháp luật, để nhân dân tham gia giám sát hoạt động công vụ và cơ quan nhà nước; - Xây dựng và hoàn thiện quy chế đánh giá cán bộ, công chức theo hướng công khai, dân chủ; - Xây dựng qui chế về cam kết và lời thề công vụ của cán bộ, công chức khi được bổ nhiệm và định kỳ trước nhân dân; - Đầu tư nghiên cứu về đạo đức công vụ, về những giá trị, lý tưởng đạo đức công vụ để từng bước thể chế nó thành qui tắc pháp luật. * Đối với từng cán bộ, công chức - Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng ; - Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực về chính trị tư tưởng và chuyên môn nghiệp vụ; kiên trì tích lũy kiến thức, kinh nghiệm; - Không xa rời thực tiễn, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; - Rèn luyện bản lĩnh và năng lực quản lý, lãnh đạo, khả năng làm việc tập thể, khả năng tổ chức thực hiện công việc và chịu trách nhiệm cá nhân; - Không ngừng đấu tranh chống tiêu cực, tham ô, tham nhũng, cửa quyền, quan liêu và lối sống buông thả; 13 Tài liệu ôn tập môn Nghiệp vụ chuyên ngành - Rèn luyện thân thể, sống vui, khỏe và hạnh phúc. 1.3 Rèn luyện đạo đức công vụ Trước những yêu cầu của việc xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, không chỉ đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức phải nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ mà cả lập trường, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Do vậy, việc rèn luyện đạo đức công vụ, cần rèn luyện những phẩm chất đạo đức công vụ sau: - Tính ngay thẳng, trung thực, tiết kiệm; - Sự tự trọng; - Khắc phục những mặt tiêu cực như: Chây lười, cẩu thả, cậy thế, gian dối, lợi dụng, bè phái; - Rèn luyện lập trường tư tưởng vững vàng trong công việc; - Rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ. 2. Tác phong và nếp sống nơi công sở, mối quan hệ trong công sở 2.1 Tác phong nơi công sở * Khái niệm: Tác phong nơi công sở là sự thể hiện thái độ và hành vi của mỗi người trước công việc và những mối quan hệ trong công sở, nơi làm việc của mình. * Yêu cầu của tác phong nơi công sở - Phải nhanh nhẹn, cẩn thận; sắp xếp thời gian làm việc khoa học, hợp lý; - Phải biết giải quyết và xử lý công việc theo đúng quy định; - Giao tiếp hành chính phải phù h ợp, ngôn ngữ sử dụng phải lịch sự, đúng mực; - Phải có thái độ tích cực trong quan hệ hành chính và trong công việc; - Có khả năng xử lý nhanh trong mọi tình huống. 2.2 Nếp sống nơi công sở * Khái niệm: Nếp sống nơi công sở được hiểu là những hoạt động có tính chất quen thuộc tuân theo những quy định nhất định. Nếp sống phải phù hợp điều kiện phát triển kinh tế- xã hội và sự phát triển của khoa học công nghệ, điều kiện môi trường…đặc biệt cần phải thể hiện được tính khoa học trong việc sắp xếp, tổ chức công việc. * Yêu cầu của nếp sống nơi công sở - Thực hiện đúng nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức nơi làm việc; - Nhiệt tình trong công tác, tích cực trong học tập; - Chân thành, cởi mở với mọi người; biết khiêm tốn và hòa mình với mọi người; - Giải quyết tốt các mối quan hệ trong công sở và các quan hệ xã hội khác; - Sống lành mạnh, không nghiện ngập, rượu chè, cờ bạc… 2.3 Mối quan hệ trong công sở * Quan hệ của nhân viên với lãnh đạo: 14 Tài liệu ôn tập môn Nghiệp vụ chuyên ngành - Hiểu biết tôn trọng người lãnh đạo; - Phục tùng các quyết định hợp phá p của người lãnh đạo; - Bảo vệ uy tín cho người lãnh đạo; - Trung thực, không xu nịnh… * Quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau: - Hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau; - Đoàn kết, tương trợ, hợp tác; - Chân thành và trung thực; - Không bè phái, ghen tỵ nhau... II. KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ GIAO TIẾP HÀNH CHÍNH 1. Những vấn đề chung về giao tiếp hành chính 1.1 Khái niệm - Giao tiếp là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa con người với con người nhất định trong xã hội nhằm trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết, vốn sống... t ạo nên những ảnh hưởng, những tác động qua lại để con người đánh giá, điều chỉnh và phối hợp với nhau trong công việc. - Giao tiếp hành chính là hoạt động xác lập mối quan hệ và tiếp xúc giữa con người với nhau trong phạm vi hành chính, nhằm thoả mãn những nhu cầu nhất định của quản lý hành chính. 1.2 Phân loại giao tiếp * Căn cứ vào tính chất tiếp xúc , hoạt động giao tiếp được chia thành 2 loại: Giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp. - Giao tiếp trực tiếp: là giao tiếp “Mặt đối mặt”; - Giao tiếp gián tiếp: là giao tiếp thông qua phương tiện trung gian như thư từ, văn bản, sách báo và các phương tiện khác,… * Căn cứ vào tính chất tổ chức , hoạt động giao tiếp được chia thành 2 loại: Giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức. - Giao tiếp chính thức: là những hoạt động giao tiếp được tổ chức và tiến hành theo những quy định của pháp luật, theo một quy trình đã được thể chế hóa như: Mittinh, hội họp, tiếp dân, học tập, hội nghị, hội thảo. - Giao tiếp không chính thức: là những giao tiếp có tính chất cá nhân, tuy không bị ràng buộc bởi những quy định có tính chất pháp ly, nhưng lại tuân theo những quy tắc và tập quán xã giao, như giao tiếp bạn bè hay các cuộc trao đổi, hội ý riêng ở cơ quan, tổ chức. * Căn cứ vào vị thế, hoạt động giao tiếp có thể chia thành 3 loại: Giao tiếp ở thế vững mạnh; giao tiếp ở thế yếu và giao tiếp ở thế cân bằng. * Căn cứ vào đặc điểm ngôn ngữ thể hiện , hoạt động giao tiếp có thể chia làm 2 loại: Giao tiếp bằng ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ. 15 Tài liệu ôn tập môn Nghiệp vụ chuyên ngành 1.3 Các nguyên tắc trong giao tiếp hành chính a. Nguyên tắc chung Để thành công trong giao tiếp hành chính, chúng ta cần bảo đảm những nguyên tắc chung sau: - Bảo đảm sự hài hòa về mặt lợi ích giữa các bên tham gia giao tiếp; - Cần coi trọng và vận dụng tốt các nguyên tắc pháp luật trong giao tiếp; - Cần đưa ra nhiều giải pháp để đối tượng giao tiếp có thể lựa chọn và quyết định; - Cần coi trọng ảnh hưởng của các mối quan hệ trong quá trình giao tiếp. b. Nguyên tắc giao tiếp hành chính trong tổ chức Giao tiếp trong tổ chức có 3 khả năng có thể xảy ra như sau: - Thông tin bị biến dạng, bị xuyên tạc khi đi từ cấp dưới lên cấp trên; - Thông tin bị thất lạc khi đi từ cấp trên xuống dưới; - Sự giao tiếp hàng ngang có thể bị trở ngại do kình địch hay ghen tỵ. Giao tiếp trong tổ chức được th ể hiện dưới các hình thức như: Giao tiếp từ cấp trên xuống dưới, từ cấp dưới lên trên, giao tiếp hàng ngang. * Giao tiếp từ cấp trên xuống cấp dưới, được thể hiện cho 4 mục đích sau: - Hướng dẫn công việc; - Phản hồi trả lời ý kiến của nhân viên; - Khuyến khích sự tham gia; - Động viên gây cảm tình cảm hứng. * Giao tiếp từ cấp dưới lên cấp trên, cần chú ý một số yếu tố quan trọng sau : - Giao tiếp từ dưới lên thực chất là sự phản hồi lại các đề nghị, chỉ thị và hành động của cấp trên; - Cấp dưới thường báo cáo những gì mà họ cho rằng cấp trên thích nghe, mặc dù thông tin đó có thể không chính xác; - Phải dựa vào lòng tin đối với cấp trên; - Giao tiếp từ dưới lên phải tuân thủ triệt để nguyên tắc tập trung dân chủ. * Giao tiếp hàng ngang là giao tiếp giữa c ác bộ phận cùng cấp, sự phối hợp giữa các cá nhân và các bộ phận cùng cấp trong tổ chức. Giao tiếp hàng ngang có những trở ngại chính như sau: - Sự biệt lập thường có của các bộ phận, đơn vị; - Thiếu thời gian và cơ hội giao tiếp; - Sự đố kỵ và thành ki ến giữa các nhóm. 16

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét