Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam
GVHD: Phạm Hải Nam
thuộc vào lượng điện giao dịch 1 ngày và hệ thống phiên bản ứng dụng SWIFT
đang sử dụng.
Do tính chất là điều khiển luồng tiền của cả thế giới nên tính bảo mật của
SWIFT có thể nói là bậc nhất trên thế giới, hacker chưa bào giờ tấn công được vào
hệ thống này.
1.3.4.2. Các quy định chuẩn hóa của SWIFT
Căn cứ vào Hệ thống tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, SWIFT bao gồm các quy
chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn ISO 9362-2009 (sửa đổi bổ sung ISO 9362-1994) về cấu trúc
mã SWIFT: là tiêu chuẩn được Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO xác nhận nhằm
quy định cấu trúc chuẩn của mã SWIFT (hay còn gọi là SWIFT code, SWIFT-BIC,
BIC code, SWIFT ID)
Địa chỉ BIC có hai loại, loại 8 ký tự dùng cho các ngân hàng độc lập và loại
11 ký tự dùng cho các chi nhánh, ngoài ra không có loại nào khác.
Loại 8 ký tự:
XXXX
XX
(Bank-code)
(Country-code)
XX
(Area-code)
Ví dụ 1: Deutsche Bank là một ngân hàng quốc tế có tổng hành dinh ở thành
phố Frankfurt, nước Đức. Mã SWIFT cho chi nhánh chính của ngân hàng này là:
DEUT
DE
FF
Giải thích:
-
DEUT nhận diện Deutsche Bank
-
DE là mã nhận diện nước Đức, Deutschland trong tiếng Đức
-
FF là mã nhận diện thành phố Frankfurt
Ví dụ 2: Mã SWIFT của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
ở Hà Nội:
SVTH: Huỳnh Minh Tuấn
11
Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam
BFTV
GVHD: Phạm Hải Nam
VN
VX
Giải thích:
-
BFTV nhận diện Bank for Foreign Trade of Vietnam
-
VN là mã nhận diện nước Việt Nam
-
VX là mã nhận diện bất cứ thành phố nào ở Việt Nam
Loại 11 ký tự: là địa chỉ SWIFT thường được dành cho các chi nhánh, giống
loại 8 ký tự nhưng có thêm ba ký tự phía sau để phân biệt các chi nhánh.
XXXX
Bank
XX
Country
XX
XXX
Area
Branch
Ví dụ:
VIETCOMBANK CAN THO - Swift code: BFTV VN VX 011
VIETCOMBANK DA NANG - Swift code: BFTV VN VX 004
- Tiêu chuẩn ISO 15022-1999 về cấu trúc mẫu điện (thay thế cho tiêu chuẩn
ISO 7775)
Các thành viên trao đổi thông tin hoặc thực hiện chuyển tiền cho nhau dưới
dạng các SWIFT message là các bức điện được chuẩn hóa dưới dạng các trường dữ
liệu, ký hiệu để máy tính có thể nhận biết và tự động xử lý giao dịch.
Tất cả các mẫu điện được phân chia thành 10 nhóm điện, mỗi nhóm điện
được sử dụng cho một phương thức TTQT hoặc một loại giao dịch ngân hàng quốc
tế.
Ví dụ:
Nhóm 3 sử dụng cho mua bán ngoại tệ
Nhóm 7 sử dụng cho thư tín dụng và bảo lãnh
Nhóm 1 sử dụng cho chuyển tiền phục vụ khách hàng
Trong mỗi nhóm điện lại bao gồm nhiều mẫu điện sử dụng cho từng trường
hợp khác nhau
SVTH: Huỳnh Minh Tuấn
12
Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam
GVHD: Phạm Hải Nam
Ví dụ: Các bức điện nhóm 7 dùng để phát hành thư tín dụng dùng mẫu điện
700 và 701
Cấu trúc của mẫu điện SWIFT gồm 3 phần:
Phần đầu điện (header) chứa các thông tin sau:
1. Loại điện giao dịch
2. Ngân hàng gửi và ngân hàng nhận điện
3. Giờ gửi và giờ nhận điện
4. Xác nhận tình trạng điện
5. Tham chiếu điện gửi và điện nhận.
Phần nội dung điện (Text) : phần này chứa đựng nội dung giao dịch, nó bao
gồm các trường với các khuôn dạng và các tiêu chuẩn được quy định bởi tổ chức
SWIFT.
Phần kiểm tra khóa SWIFT: phần này chỉ ra kết quả kiểm tra mã SWIFT
tại sở giao dịch và ngân hàng đại lý.
-
Tiêu chuẩn ISO 20022-1:2004 và ISO 20022-2:2007 quy định về các
mẫu điện và quy trình giao dịch trong giao dịch tài chính toàn cầu.
-
Tiêu chuẩn ISO 13616-2003 quy định về mã tài khoản ngân hàng trong
giao dịch thanh toán quốc tế nhằm tránh những rủi ro trong quá trình sao chép và
truyền dữ liệu.
-
Tiêu chuẩn ISO 10383-2003 quy định về mã nhận diện thị trường và các
giao dịch ngoại hối.
1.4. Nghiệp vụ ngân hàng đại lý
SVTH: Huỳnh Minh Tuấn
13
Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam
GVHD: Phạm Hải Nam
Nghiệp vụ ngân hàng đại lý là nghiệp vụ liên quan đến việc xử lý các giao
dịch phát sinh giữa hai ngân hàng có thiết lập quan hệ đại lý hoặc giữa ngân hàng
với khách hàng của ngân hàng đại lý đối tác. Một số nghiệp vụ ngân hàng đại lý cơ
bản [11] như sau:
1.4.1. Thanh toán bù trừ
Thanh toán bù trừ trong hoạt động ngân hàng đại lý là việc chỉ thanh toán
phần chênh lệch giữa các giao dịch mua và các giao dịch bán có cùng cặp tiền tệ
hoặc của một loại tiền tệ của nhiều cặp tiền tệ khác nhau, cùng ngày giá trị thanh
toán giữa ngân hàng với ngân hàng đại lý.
Tiền tệ được sử dụng trong thanh toán bù trừ là đồng tiền clearing tức
là đồng tiền không được chuyển đổi ra bất kỳ đồng tiền nào khác, không được
chuyển khoản sang các tài khoản khác, bên nào dư nợ sẽ phải trả bằng ngoại tệ tự
do hoặc chuyển sang tài khoản vay nợ năm sau. Tùy theo sự thỏa thuận của hai bên,
tiền tệ clearing có thể được lựa chọn là tiền tệ của một trong hai nước của hai bên
hoặc tiền tệ của nước thứ ba. Với phương thức thanh toán này có thể qui định cả hai
bên phải mở tài khoản hoặc chỉ cần một bên mở tài khoản.
1.4.2. Tín dụng quốc tế
1.4.2.1. Cho vay các ngân hàng thương mại
Quan hệ đại lý giúp các ngân hàng phá vỡ khoảng cách địa lý. Trong trường
hợp một ngân hàng thiếu hụt ngoại tệ trên tài khoản Nostro tại ngân hàng đại lý
nước ngoài, ngân hàng đại lý này có thể xem xét và cho ngân hàng đối tác vay toàn
bộ hoặc vay hỗ trợ một phần lượng ngoại tệ cần thiết thanh toán.
1.4.2.2. Cho vay hợp vốn
Cho vay hợp vốn (hay còn gọi là đồng tài trợ) là hình thức cho vay do một
nhóm các tổ chức tài chính cùng liên kết lại để tập hợp vốn cho một khách hàng vay
và trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầu mối, phối hợp các bên tài trợ khác để
thực hiện, nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh của các doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng.
SVTH: Huỳnh Minh Tuấn
14
Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam
GVHD: Phạm Hải Nam
Các tổ chức tham gia thường là các ngân hàng thương mại, công ty bảo
hiểm, ngân hàng đầu tư và các tổ chức tài chính khác.
Trong quan hệ đại lý giữa các ngân hàng, nghiệp vụ cho vay hợp vốn được
tiến hành trong các trường hợp sau:
-
Nhu cầu vốn vay hoặc bảo lãnh của chủ đầu tư vượt quá giới hạn tối đa
cho phép cho vay của một tổ chức tín dụng.
-
Các ngân hàng muốn phân tán rủi ro trong kinh doanh.
-
Khả năng nguồn vốn của một tổ chức tín dụng không đáp ứng được nhu
cầu vốn của dự án.
Cho vay hợp vốn phần lớn được sử dụng trong những tổ chức cho vay rất
lớn, việc liên kết với nhau cho phép một tổ chức có thể cung cấp một khoản vay lớn
mà vẫn đảm bảo và kiểm soát được nguồn tín dụng cho vay và chia sẻ rủi ro giữa
các ngân hàng, bởi vì số tiền đó là của nhiều ngân hàng gộp lại.
1.4.3. Tài trợ ngoại thương
Tín dụng ngân hàng quốc tế thường do các ngân hàng thương mại cung
cấp nhằm tài trợ cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và hoạt động đầu tư
nước ngoài. Loại hình này được thực hiện dưới các hình thức phổ biến sau:
1.4.3.1. Tài trợ xuất khẩu
Bao gồm các dịch vụ cơ bản
-
Bao thanh toán quốc tế: Là nghiệp vụ bao thanh toán dựa trên hợp đồng
xuất khẩu hàng hóa mà khách hàng và con nợ là những doanh nghiệp ở các nước
khác nhau mà ngân hàng của hai bên có quan hệ đại lý. Vai trò của đơn vị bao thanh
toán là thu tiền nợ nước ngoài bằng việc tiếp cận với nhà xuất khẩu tại đất nước của
mình và truy đòi lại nhà nhập khẩu hoặc ngân hàng của nhà nhập khẩu.
-
Chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ: Để đáp ứng
nhu cầu vốn, nhà xuất phẩu sau khi giao hàng có thể thương lượng với ngân hàng để
ngân hàng thực hiện chiếu khấu bộ chứng từ hoặc ứng trước tiền trước khi bộ chứng
từ được thanh toán. Sau đó, ngân hàng sẽ chủ động theo dõi và nhận lại tiền từ ngân
SVTH: Huỳnh Minh Tuấn
15
Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam
GVHD: Phạm Hải Nam
hàng xuất trình – lúc này đóng vai trò là ngân hàng đại lý của ngân hàng đó tại nước
nhà nhập khẩu.
-
Cho vay trên cơ sở chứng từ thanh toán theo phương thức nhờ thu: Khi
ngân hàng xử lý bộ chứng từ và gửi đi nhờ thu, ngân hàng sẽ cung cấp một khoản
ứng trước theo tỷ lệ phần trăm thỏa thuận dựa trên các khoản nhờ thu tồn đọng chưa
nhận được tiền cho nhà xuất khẩu. Phương thức này tương tự hình thứ chiết khấu bộ
chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ. Đối với loại hình này, vì rủi ro rất
cao nên lãi xuất nợ cũng cao hơn so với các hình thức tài trợ khác, đôi khi ngân
hàng yêu cầu nhà xuất khẩu phải có tài sản đảm bảo là chứng từ gửi hàng mang lại
quyền kiểm soát hàng hóa cùng tờ hối phiếu đang trong quá trình nhờ thu.
1.4.3.2. Tài trợ nhập khẩu
Bao gồm các dịch vụ ngân hàng thương mại cho bên nhập khẩu vay bằng
việc ngân hàng chấp nhận trả tiền cho người xuất khẩu, hoặc bảo lãnh vay vốn nước
ngoài, ký quỹ mở L/C...
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng đại lý
Hoạt động ngân hàng đại lý là sự khởi đầu của việc thiết lập quan hệ hợp tác
song phương giữa hai ngân hàng bằng sự trao đổi SWIFT CODE và các hồ sơ pháp
lý cho nhau nhằm mục đích phục vụ các hoạt động thanh toán quốc tế. Một mạng
lưới ngân hàng đại lý rộng rãi mang lại cho bản thân mỗi ngân hàng nhiều tiện ích
về năng lực thanh toán cũng như khả năng cạnh tranh. Bên cạnh liên kết với các
ngân hàng địa phương trong nước, hầu hết các ngân hàng thương mại nước ta hiện
nay đều chú trọng mở rộng quan hệ đại lý với một số ngân hàng nước ngoài có uy
tín. Đây cũng là một bước ngoặt tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế
ngày càng cao. Tuy nhiên, liên kết tài khoản với ngân hàng đại lý buộc các ngân
hàng thương mại hiện nay phải duy trì một số dư tối thiểu – điều này phần nào đã
ảnh hưởng đến tính thanh khoản nhanh của các ngân hàng.
1.5.1. Hành lang pháp lý
Đây chính là khía cạnh ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động ngân hàng nói
chung và hoạt động đại lý của các ngân hàng nói riêng. Khuôn khổ luật pháp sẽ quy
SVTH: Huỳnh Minh Tuấn
16
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét