Thuyết Minh Báo Cáo Tốt Nghiệp
GVHD: ThS. Trần Thị Tường Vân
thu hẹp dần khối nước sạch. Nên nguồn nước ngầm ở đây có thể nói rất khan hiếm,
chủ yếu là nước giồng cát ở xã Long Hòa. Nước ngầm thường bị nhiễm mặn, phèn
khó sử dụng cho sinh hoạt. Cần Giờ là vùng cửa sông hệ thống sông Đồng Nai – Sài
Gòn nên mạng lưới kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, tuy nhiên lại chịu tác động tương
tác của biển – sông nên nguồn nước mặt có độ mặn cao, ít dùng cho sinh hoạt. Do đó,
đời sống của người dân gặp rất nhiêu khó khăn.
- Việc xử lý nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn để cung cấp nước sạch nhằm nâng cao
chất lượng đời sống của người dân tại Cần Giờ là vấn đề mang tính cấp bách và lâu
dài.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề xuất công nghệ xử lý nước lợ thích hợp cho việc thiết kế hệ thống cấp
nước cho huyện Cần Giờ.
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho huyện Cần Giờ , để tạo một môi trường sinh hoạt
thật tốt góp phần hạn chế những dịch bệnh nảy sinh do nước bị nhiễm bẩn hoặc do thiếu
nước.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Khảo sát thực tế, thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, dân số, bản đồ,... của huyện
Cần Giờ.
Xác định thành phần nguồn nước cần xử lý như: độ đục, độ màu, pH, TDS, nitrat, clorua,
sắt, canxi (Ca)…
Nghiên cứu các công nghệ xử lý nước lợ để áp dụng.
Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước
Đánh gía tính khả thi việc thiết kế công nghệ xử lý.
SVTH: Nguyễn Khắc Vinh
3-11
Thuyết Minh Báo Cáo Tốt Nghiệp
GVHD: ThS. Trần Thị Tường Vân
1.4 KHU VỰC THIẾT KẾ
Hình 1.1 Bản đồ huỵện Cần Giờ.
SVTH: Nguyễn Khắc Vinh
3-12
Thuyết Minh Báo Cáo Tốt Nghiệp
GVHD: ThS. Trần Thị Tường Vân
1.5 CẤU TRÚC THUYẾT MINH
Chương 1: Giới thiệu chung.
Chương 2: Tổng quan về huyện Cần Giờ.
Chương 3: Công nghệ xử lý nước lợ.
Chương 4: Đặc tính nguồn nước cấp và Lựa chọn phương án xử lý.
Chương 5: Tính toán – Thiết kế theo phương án 1.
Chương 6: Tính toán kinh tế.
Chương 7: Kết luận và Kiến nghị.
Chương 2
TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CẦN GIỜ
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1 Vị Trí Địa Lý
-
Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm
hành chính huyện cách trung tâm thành phố khoảng 50 km (theo đường chim bay),
nằm về phía Đông Nam thành phố, chiều dài từ Bắc xuống nam là 35 km, từ Đông
sang Tây là 30 km. Là huyện duy nhất của thành phố có hơn 20 km chiều dài bờ biển
nằm trong vùng biển Đông Nam bộ phận thích hợp cho việc phát triển du lịch biển và
nghỉ dưỡng.
-
Vị trí của huyện Cần Giờ ở từ 106046’12” đến 107000’50” kinh độ Đông và từ
10022’14” đến 10040’00” vĩ độ Bắc.
-
Với tổng diện tích tự nhiên 70.421 ha, chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn thành phố,
trong đó đất lâm nghiệp là 32.109 ha, bằng 46,45% diện tích toàn huyện, đất sông
rạch là 22.850 ha, bằng 32% diện đất toàn huyện. Ngoài ra còn có trên 5.000 ha diện
SVTH: Nguyễn Khắc Vinh
3-13
Thuyết Minh Báo Cáo Tốt Nghiệp
GVHD: ThS. Trần Thị Tường Vân
tích trồng lúa, cây ăn trái, cây cói và làm muối. Đặc điểm nổi bật về thổ nhưỡng của
Cần Giờ là phèn và mặn. Vùng ngập mặn chiếm tới 56,7% diện tích toàn huyện, tạo
nên hệ sinh thái rừng ngập mặn rất độc đáo, trong đó chủ yếu là cây đước, cây bần,
mắm …
-
Là huyện có hệ thống thủy văn lớn nhất thành phố, đất sông rạch là 22.850ha, chiếm
32% diện tích toàn huyện; được bao bọc bởi các con sông lớn: Lòng Tàu, Cái Mép,
Gò Gia, Thị Vải (phía Đông Bắc) và sông Soài Rạp, Đồng Tranh (phía Tây Nam).
Các con sông này đều là hướng cửa ngõ giao thông của thành phố, các tỉnh lân cận và
thuộc 1 phần trong tuyến đường hàng hải quốc tế nối liền cảng Sài Gòn với mọi miền
đất nước.
-
Là huyện duy nhất của thành phố có địa giới hành chánh giáp ranh dài nhất với các
tỉnh lân cận, khoảng gần 80km chu vi ranh giới (thủy) gồm:
+ Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai
và huyện Tân Thành thị xã Bà Rịa thành phố Vũng Tàu, ranh giới là sông Lòng Tàu,
sông Đồng Tranh và sông Nhà Bè.
+ Phía Tây giáp huyện Cần Đước, huyện Cần Guộc tỉnh Long An và huyện Gò Công
Đông tỉnh Tiền Giang qua sông Nhà Bè.
+ Phía Tây Bắc giáp huyện Nhà Bè thành phố HCM, ranh giới là sông Nhà Bè.
+ Phía Nam giáp biển Đông, trung tâm huyện cách bờ biển thành phố Vũng Tàu về
phía Đông Nam là 10 km (theo đường chim bay).
-
Về hành chính, Cần Giờ có 7 xã và thị trấn: Cần Thạnh, Long Hòa, Thạnh An, Lý
Nhơn, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Bình Khánh. Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị
trấn Cần Thạnh.
-
Xét về mặt vị trí địa lý, huyện Cần Giờ - TP.HCM như hạt nhân của 4 tỉnh thành:
Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang. Nếu chúng ta vượt qua được trở
ngại đường thủy (các cầu, cảng liên thông) thì Cần Giờ là trung tâm và là cầu nối phát
triển kinh tế liên vùng của các tỉnh thành phía Nam, là hướng giao thông đường bộ
SVTH: Nguyễn Khắc Vinh
3-14
Thuyết Minh Báo Cáo Tốt Nghiệp
GVHD: ThS. Trần Thị Tường Vân
ngắn nhất từ các tỉnh Long An, Tiên Giang với các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng
Tàu, trong đó tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu là 2 tỉnh có tốc độ phát triển kinh
tế thuộc loại nhanh và cao của cả nước. Do được bao bọc bởi các sông lớn nên rất
thích hợp cho việc đầu tư cảng biển và cảng du lịch quốc tế, du lịch cảng, khu neo đậu
tàu thuyền tránh bão, đây còn được xem là vùng khá nhạy cảm về môi trường và về
mặt kinh tế xã hội, hiện đang có nhiều dự án quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, phát
triển các hoạt động khai tác tài nguyên, đồng thời cũng có những yêu cầu nghiêm ngặt
về bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên.
2.1.2 Địa Hình
-
Vùng của sông ven biển Cần Giờ là một bộ phận nhỏ nằm trong vùng cửa sông ven
biển sông Đồng Nai. Đây là một vùng đất có địa hình trũng, có hệ thống kênh rạch
chằng chịt, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ thủy triều biển Đông và nên đất được
hình thành từ các quá trình tương tác sông biển. Tất cả những yếu tố trên tạo nên
những đặc điểm tự nhiên riêng biệt mang nhiều thuận lợi và cả khó khăn cho việc quy
hoạch phát triển vùng.
-
Địa hình là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế vùng.
Địa hình bị phân cắt mạnh bởi mạng lưới sông rạch chằng chịt (mật độ dòng chảy 7,0
đến 11km/km2), cao độ dao động trong khoảng từ 0,0m đến 2,5m. Nhìn chung địa
hình tương đối thấp và bằng phẳng, có dạng lòng chảo, trũng thấp ở phần trung tâm
(bao gồm một phần của các xã Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Lý Nhơn, Long Hòa,
Thạnh An) do được hình thành từ đầm ngập cổ. Vùng ven biển ( từ Cần Thạnh đến
Long Hòa) địa hình nổi cao do được cấu tạo bằng các giồng cát biển cổ, vùng ven
sông địa hình cũng được nâng cao do được hình thành từ các đê sông. Theo mức độ
ngập triều, phân chia địa hình thành 05 mức độ cao như sau:
+ Ngập hai lần trong ngày: ở độ cao từ 0,0m đến 0,5m.
+ Ngập một lần trong ngày: ở độ cao từ 0,5m đến 1,0m.
+ Ngập theo chu kỳ tháng: ở độ cao từ 1,0m đến 1,5m
+ Ngập theo chu kỳ năm: ở độ cao tứ 1,5m đến 2,0m.
SVTH: Nguyễn Khắc Vinh
3-15
Thuyết Minh Báo Cáo Tốt Nghiệp
GVHD: ThS. Trần Thị Tường Vân
+ Ngập theo chu kỳ nhiều năm: ở độ cao hơn 2,0m.
(Nguồn tài liệu trên từ Đề tài trọng điểm quốc gia: “Nghiên cứu tổng hợp Vùng cửa sông
Hệ thống sông Đồng Nai phục vụ công tác quy hoạch khai thác vùng theo mục tiêu phát
triển bền vững”, PGS.TS Huỳnh Thị Minh Hằng (2004).
-
Hiện nay địa hình tự nhiên đang biến động mạnh chủ yếu là do các hoạt động của con
người, đặc biệt là trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng và vùng dân cư.
-
Do đặc điểm địa hình thấp, bị ngập triều nên hình thành hệ sinh thái đặc trưng là rừng
ngập mặn, diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ thuộc loại lớn ở nước ta, là 1 trong 9 khu
dự trữ sinh quyển của Thế giới được UNESCO công nhận năm 21/01/2000, mở ra
những triển vọng tốt đẹp về du lịch sinh thái là rất đáng kể và mang tính độc đáo đặc
trưng của địa phương.
2.1.3 Khí Hậu – Thủy Văn
a. Khí hậu
Khí hậu Cần Giờ mang đặc tính nóng ẩm và chịu chi phối của qui luật gió mùa cận xích
đạo với hai mùa mưa nắng rõ rệt:
-
Mùa mưa từ tháng 5 – 10.
-
Mùa nắng từ tháng 11 – 4 năm sau.
-
Nhiệt độ:
+ Tương đối cao và ổn định.
+ Nhiệt độ trung bình 250C – 290C.
+ Nhiệt độ cao tuyệt đối: 38,20C.
+ Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 14,40C.
SVTH: Nguyễn Khắc Vinh
3-16
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét