TS có
TS nợ
Tiền dự trữ
:
20
Tiền cho vay
:
80
Chứng khoán
:
10
Tổng TS có
:
110
(10)
Tiền gửi
100(90)
:
Vốn NH
:
10
Tổng TS nợ
:
110
Khi có 1 luồng tiền rót ra bất kỳ là 10 chẳng hạn thì tiền gửi còn 90, tiền
dự trữ còn 10 mà không ảnh hưởng đến khoản khác.
Trường hợp 2: NHTM có khoản tiền dự trữ quá Ýt.
- Khi có 1 luồng tiền mặt rót ra bất kỳ, nó có thể làm đảo lộn các
khoản mục khác trong bảng cấn đối kèm theo là các chi phí hoặc tổn thất.
VD: Dự trữ bắt buộc vẫn là 10%
TS có
TS nợ
Tiền dự trữ
:
10
Tiền cho vay
:
90
Chứng khoán
:
10
Tổng TS có
:
110
(0)
Tiền gửi
100(90)
:
Vốn NH
:
10
Tổng TS nợ
:
110
Khi có 1 khoản rót ra là 10 thì tiền dự trữ =0 sẽ vi phạm quy định của pháp
luật. Khi đó NH có các cách giải quyết như sau:
Cách 1: Thu hồi các khoản vay trước hạn:
- Thu các khoản vay từ khách hàng, khi đó đương nhiên kèm theo các
tổn thất như phải cắt giảm giá khoản tiền cho vay, hoặc khách hàng không trả
phần lợi tức tiền vay cho NH, có thể người vay trả lợi tức không đầy đủ theo
lãi suất đã ký trong hợp đồng.
- Thu các khoản vay bằng cách bán các khoản nợ cho các NH khác
(gọi là đảo nợ). Khi NH bán tín dụng cho NH khác cũng phải chịu tổn thất là:
-Các NH khác mua khoản tín dụng không đầy đủ như giá trị của nó,
bởi vì NH mua không thể biết rõ chất lượng khoản tín dụng này, phải chịu
mọi rủi ro có thể, họ phải chịu những khoản chi phí trong việc thu thập
thông tin về khách hàng về khoản nợ đó.
Cách 2: Bán chứng khoán
- NH phải bán bớt các chứng khoán của mình, đương nhiên cũng phải
chịu 1 sè chi phí, tổn thất như giá chứng khoán giảm...
Cách 3:NH đi vay
- Khi đi vay có thể vay của các NHTM khác nhưng cũng có thể vay
của các công ty, vay của NHTƯ. Trong việc đi vay này cũng phải chi phí kèm
theo như chi phí cho việc trả lãi suất tiền vay, chi phí trong quá trình giao dịch
để vay vốn, đặc biệt là phải chịu 1 lãi suất chiết khấu cao. NH có thể phải chịu
1 chi phí là vẫn phải thực hiện các phí tổn để làm thủ tục vay tiền ở NHTƯ
mà không được vay vốn vì lúc đó NHTƯ đang có chủ trương cần thắt chặt
tiền tệ chống lạm phát.
• Kết luận:
Các khoản tiền dự trữ quá mức ở các NHTM được coi như 1 sự bảo hiểm
để chống đỡ lại các khoản chi phí kèm theo với các luồng tiền mặt rót ra. Nếu
như CP cho việc rút tiền ra càng lớn thì NHTM càng muốn giữ nhiếu dự trữ quá
mức hơn.
1. Quản lý TS có:
- Các TS có đều mang lại lợi nhuận cho NH, để cho lợi nhuận NHTM
đạt mức cao nhất, NH phải kiếm những nơi cho vay, nơi đầu tư với mức
L/suất cao nhất nhưng độ rủi ro thấp nhất và phải chuẩn bị đầy đủ trạng thái
lỏng với các TS có.
-
Nguyên tác chung quản lý TS có:
-NH cần tìm những người cho vay mà họ sẵn sàng chấp nhận l/s
vay cao nhất.
-NH phải tìm kiếm những dự án cho vay lớn, tuy nhiên vẫn phải
đảm bảo hệ số an toàn về vốn.
-Các NH phải tìm mua các C/khoán có tỷ suất lợi tức cao nhất.
-NH phải tìm các khách hàng cho vay và các C/khoán để đầu tư có
mức độ rủi ro thấp nhất.
-NH phải quản lý chặt các trạng thái lỏng của các TS có của NH
nhằm thoả mãn nhu cầu tiền dự trữ mà không làm ứ đọng vốn của NH và
không phải chịu tổn thất do thiếu tiền dự trữ gây ra.
2. Quản lý TS nợ:
- Đối với TG có thể phát séc: Là 1 loại vốn do NH sử dụng nhưng
phải trả 1 tỷ lệ lợi tức thấp nhất hoặc không phải trả lợi tức và chi phí cho
nguồn vốn này rất thấp. Nhưng để tăng nguồn vốn đòi hỏi NH phải nâng cao
chất lượng dịch vụ Thanh toán cho khách hàng và việc chuyển tiền cho người
gửi tiền để có thể mở rộng về quy mô, số lượng cho khoản mục tiền gửi này.
- Đối với TG phi giao dịch: Khi quản lý NH phải có các biện pháp
khuyến khích những người gửi tiền theo hình thức có kỳ hạn vì đó là những
nguồn vốn giúp NH hoạt động ổn định.
-
Đối với tiền đi vay:
-Khi NH thiếu vốn KD hoặc thiếu khoản mục tiền dự trữ trong
trường hợp đó NH phải đi vay. Về QL tiền vay, NH phải xem xét đi vay
theo trình tự của nó. Trước hết phải đi vay của dân cư, cơ quan đơn vị
bằng cách phát hành các kỳ phiếu NH. Sau đó NH có thể đi vay của các tổ
chức tín dụng khác và nói chung 2 khoản vay này là ưu thế là lãi suất thấp.
Mặt quan trọng khác là nó không tác động lớn đến tổng lượng tiền trong
nền KT, tức là nguyên nhân gây tình trạng lạm phát.
-Nếu NH vẫn thiếu vốn cuối cùng mới vay NHTƯ. Khi vay NHTƯ
có bất lợi là thủ tục chặt chẽ, l/s cao hơn thị trường, nó còn làm tăng lượng
tiền cung ứng, có thể gia tăng lạm phắt.
-
Đối với việc quản lý vốn của NH:
-Đòi hỏi phải quản lý vốn điều lệ của NH tức là trong quá trình hoạt
động, NH phải duy trì mức vốn điều lệ đó và thường xuyên bổ sung tăng
thêm vốn đó
-NH cũng phải thường xuyên trích lập quỹ dự trữ từ lãi ròng NH
theo quy định của pháp luật.
VII. Các nguyên tắc quản lý tiền cho vay:
1. Vai trò của tiền cho vay:
- Tiền cho vay là khoản mục chủ yếu trong tổng tài sản có của NHTM
(chiếm 67%)
- Tiền cho vay là một tài sản có mà có tỷ lệ lãi suất cao nhất.
- Tiền cho vay là khoản mục đưa lại nguồn thu nhập chủ yếu cho NH, nó
quyết định sự tồn tại và phát triển của một NHTM.
- Khoản mục tiền cho vay cũng là loại tài sản có có tỷ lệ rủi ro cao nhất so
với tất cả các tài sản có của NHTM. Vì vậy nó đòi hỏi NHTM phải quản lý chặt
chẽ tiền cho vay này.
2. Các nguyên tắc quản lý:
Nguyên tắc lùa chọn và giám sát:
- Lùa chọn: Trong quá trình cho vay của NH, hoạt động này diễn ra
trước khi NH quyết định cho vay vốn. Trong quá trình lùa chọn để cho vay,
NHTM phải thực hiện một số nội dung cơ bản:
- Phải thu thập các thông tin cần thiết về phía khách hàng. VD: khả
năng tài chính của khách hàng, khả năng sinh lời của các dự án đầu tư,
xem xét các quan hệ thanh toán với các đơn vị khác, tình hình bên tài sản
nợ và tài sản có có trong bảng cân đối tài sản của khách hàng, xem xét và
phân tích đầu vào và đầu ra của các dự án đầu tư, các khoản nợ NH của
khách hàng đó.
- Phải tiến hành xử lý các thông tin cần thiết để phân loại khách hàng.
Gồm hai loại:
a) khách hàng có thể cho vay được
b) khách hàng không thể cho vay được
Qua xử lý thông tin, NH sẽ quyết định cho khách hàng vay số lượng bao
nhiêu, thời gian nào, lãi suất bao nhiêu, cho vay theo phương thức nào. Tất cả
những điều đó đều được ghi trong hợp đồng tín dụng.
- Để thu thập thông tin nhanh, đầy đủ, chính xác, đòi hỏi NH phải
có sự chuyên môn hoá trong quá trình cho vay. Chuyên môn hoá được hiểu
theo hai cách:
a) Chuyên môn hoá theo ngành: VD chuyên môn hoá cho
vay lĩnh vực Nông nghiệp, lĩnh vực XNK ... Trong vấn đề này phải
đảm bảo hệ số an toàn, tránh rủi ro cho hoạt động của NH.
b) NH và từng cán bộ tín dụng NH chuyên môn hoá cho vay
một nhóm khách hành nào đó.
- Giám sát tiền vay: là hoạt động sau khi đã cho vay vốn tức là khi
nguồn vốn NH đang nằm ở người vay vốn. Trong giám sát, NH phải thi hành
các nội dung:
-Phải kiểm tra xem thử người vay vốn sử dụng vốn vay có đúng nội
dung đã ký trong hợp đồng tín dụng không.
- Phải kiểm tra xem người vay rút tiền vay và sử dụng tiền vay có
đúng tiến độ và thời gian đã ghi trong hợp đồng tín dụng không?
- NH phải kiểm tra khả năng sinh lời của đồng vốn mà NH cho vay
và phải xem xét các rủi ro có thể để nhằm giúp người vay vốn có biện
pháp phòng ngõa.
- NH phải giám sát việc trả nợ và lợi tức tiền vay cho NH và chỉ khi
nào người vay đã trả đủ nợ cộng với lợi tức tiền vay cho NH thì quá trình
giám sát mới được coi là kết thúc.
Nếu bên vay có hiện tượng vi phạm nội dung hợp đồng thì NH có quyền
cưỡng chế người vay thực hiện đúng hợp đồng tín dụng hoặc thu lại vốn trước
hạn.
Quan hệ khách hàng lâu dài:
- Quan hệ cho vay lâu dài với khách hàng để cho NH có thể thu thập
được các thông tin về khách hàng một cách nhanh, đủ, chính xác và giúp NH
lùa chọn đúng khách hàng để cho vay với chi phí thấp nhất. Bởi vì:
+ Khi một khách hàng vay tiền nhiều lần và lâu dài ở NH, thông
thường khách hàng đó phải có tài khoản tiền gửi séc ở NH, đồng thời
khách hàng cũng phải có những khoản tiền khác ở NH đó. Khách hàng
cũng có những món cho vay của NH trước đó. Trên cơ sở đó, cán bộ NH
căn cứ vào kết quả những lần cho vay trước đây để đánh giá được khách
hàng.
+ Thông qua tài sản tiền gửi séc ở NH và thông qua tờ séc phát
hành của khách hàng trả nợ đơn vị khác. Qua đó NH biết khách hàng có
quan hệ với những doanh nghiệp nào.
- Quan hệ lâu dài tạo điều kiện cho NH giám sát chặt chẽ hơn với chi
phí thống nhất.
- Quan hệ lâu dài làm hai bên (NH và khách hàng) đều có lợi. Với
NH giảm chi phí trong quá trình cho vay, khách hàng được vay với lãi suất ưu
đãi hơn.
Vật thế chấp và số dư bù:
- Vật thế chấp: NH đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp và
thông thường chỉ cho vay tối đa 70% giá trị tài sản thế chấp. Khi khách hàng
trả đủ vốn và lãi suất cho NH thì NH trả tài sản thế chấp. Nếu không NH có
quyền bán tài sản đó thu hồi vốn. Khi bán tài sản thế chấp phải theo luật của
nó.
- Số dư bù (ta chưa áp dụng): là hình thức đặc biệt của tài sản thế
chấp, khi người vay nhận được tiền vay phải giữ lại một số vốn nhất định nào
đó và phải gửi vào một tài khoản ở NH cho vay đó. Khi người vay đã trả đủ
vốn, lãi suất cho NH thì NH mới trả lại số dư bù đó. Nếu không NH sẽ dùng
số dư bù đó để bù đắp tổn thất.
Casino, Sports Betting - Dr.MCD
Trả lờiXóaThe Las 영주 출장마사지 Vegas 강릉 출장안마 strip is known 보령 출장샵 for sports and casino gaming. The Strip is renowned for its huge casino, poker, blackjack 논산 출장마사지 and the Feb 25, 2020 · Uploaded 안동 출장안마 by Wynn Las Vegas & Encore Resort