Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình Khách hàng: Cung cấp các tài liệu và thông tin Nhân viên tín dụng: - Tiếp xúc, hướng dẫn - Phỏng vấn khách hàng Thu thập thông tin qua phỏng vấn, viếng thăm, trao đổi Tổ chức phân tích và thẩm định: - Pháp lý - Bảo đảm nợ vay Cập nhật thông tin thị trường, chính trị, khung pháp lý Quyết định cho vay: - Hội đồng phán quyết - Cá nhân phán quyết Chấp thuận Lập hồ sơ: - Giấy đề nghị vay - Hồ sơ pháp lý - Phương án/Dự án Kết quả ghi nhận: - Biên bản, báo cáo - Tờ trình - Giấy tờ về bảo đảm nợ Từ chối Giấy báo lý do Hợp đồng tín dụng: - Đàm phán - Ký kết HĐ tín dụng - Ký kết HĐ khác Giải ngân: - Chuyển tiền vào tài khoản khách hàng - Trả cho nhà cung cấp Tổ chức giám sát: - Nhân viên kế toán - Nhân viên tín dụng - Thanh tra, kiểm soát viên Thu nợ cả gốc và lãi Thanh lý hợp đồng tín dụng bắt buộc Xử lý: - Tòa án - Cơ quan thẩm quyền Đầy đủ và đúng hạn Thanh lý HĐTD mặc nhiên Giám sát cho vay Vi phạm hợp đồng Không đủ, Không đúng hạn Biện pháp: Cảnh cáo, Tăng cường kiểm soát, Ngừng giải ngân, Tái xét cho vay Không đủ, Không đúng hạn Sơ đồ 1.1: Mô tả quy trình cho vay Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại – TS. Nguyễn Minh Kiều SV: Đặng Thị Nhiên 6 MSV: 07D19287 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình Trong mỗi loại hình cho vay, thủ tục có vài điều khác nhau nhưng về quy trình thì đều được tiến hành theo thứ tự các bước như sau: Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn Khách hàng cung cấp các thông tin mà cán bộ tín dụng yêu cầu và làm thủ tục hồ sơ xin vay vốn bao gồm: giấy đề nghị vay vốn; hồ sơ pháp lý liên quan đến khách hàng và khoản vay: năng lực pháp lý và năng lục hành vi của khách hàng, tính pháp lý của TSBĐ,…; phương án / dự án vay vốn. Bước 2: Phân tích, thẩm định các điều kiện vay vốn Cán bộ tín dụng phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi thông qua các chỉ tiêu đưa ra để đánh giá khách hàng vay vốn của ngân hàng. Bước 3: Quyết định cho vay Ngân hàng sau khi phân tích, thẩm định khoản vay sẽ đưa ra quyết định cho vay hay từ chối đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Nếu ngân hàng từ chối cho vay thì phải có giấy thông báo lý do cho khách hàng biết. Nếu đồng ý cho vay, ngân hàng và khách hàng sẽ đàm phán về số tiền, thời hạn, phương thức cho vay sau đó ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm. Bước 4: Giải ngân khoản vay Ngân hàng thực hiện phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức cho vay đã cam kết trong hợp đồng. Hình thức giải ngân của ngân hàng sẽ là trao tiền trực tiếp cho khách hàng, hoặc chuyển tiền vào tài khoản khách hàng (nếu khách hàng có tài khoản mở tại ngân hàng), hoặc là trung gian thanh toán tiền hàng của khách hàng cho nhà cung cấp. Bước 5: Kiểm tra, giám sát khoản vay Bước này nhằm mục tiêu bảo đảm cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát các rủi ro phát sinh, phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu nợ sau này. Thành viên tham gia vào quá trình giám sát khoản vay gồm: nhân viên kế toán; nhân viên tín dụng; thanh tra, kiểm soát viên của chính ngân hàng đó. SV: Đặng Thị Nhiên 7 MSV: 07D19287 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình Bước 6: Thu hồi nợ gốc, lãi và xử lý những phát sinh Ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn để sau này có biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ. Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng Nếu hết thời hạn của hợp đồng tín dụng và khách hàng đã hoàn tất các nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi thì ngân hàng và khách hàng thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản nếu có và lưu trữ hồ sơ vay vốn của khách hàng vào kho lưu trữ. Trong trường hợp ngân hàng giám sát và phát hiện thấy khách hàng vi phạm những cam kết ghi trong hợp đồng tín dụng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này, ngân hàng có thể đề nghị và tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng bắt buộc. 1.2 Nợ xấu của NHTM 1.2.1 Khái niệm về nợ xấu Cho vay là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho một ngân hàng, nhưng bên cạnh đó nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nợ xấu là một trong những rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt. Vậy thế nào là nợ xấu ? Trong các sách giáo khoa tài chính, từ điển chuyên ngành, người ta đưa ra định nghĩa về nợ xấu như sau: “ Nợ xấu ( bad debt ) là các khoản nợ hầu như không có khả năng được thanh toán và bắt buộc phải xử lý bằng bút toán xóa nợ “. Quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF ) cho rằng: “ Một khoản được coi là không sinh lời ( nợ xấu ) khi tiền lãi và tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên hoặc tại thời điểm ít nhất 90 ngày của khoản thanh toán lãi đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ hoặc khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ “. Theo Phòng Thống kê - Liên hợp quốc thì: “ Về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; SV: Đặng Thị Nhiên 8 MSV: 07D19287 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ ”. Còn theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam định nghĩa nợ xấu như sau: “ Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 ( dưới chuẩn ), nhóm 4 ( nghi ngờ ) và nhóm 5 ( có khả năng mất vốn ) ”. Nhìn chung, các định nghĩa này đều xác định nợ xấu dựa trên 2 yếu tố là: khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và khả nảng trả nợ đáng lo ngại. Công thức tính tỷ lệ nợ xấu: Số tiền nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = ----------------------- x 100% Tổng dư nợ Công thức này phản ánh: nếu tỷ lệ này ở mức cao thì chất lượng cho vay của ngân hàng chưa được tốt và ngược lại. Hiện nay, tỷ lệ nợ xấu an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế là 5%. 1.2.2 Cách thức đo lường nợ xấu Cách thức đo lường nợ xấu là việc chúng ta đi phân loại nợ xấu theo tiêu thức nào: định tính hay định lượng. Hiện nay, hầu hết các NHTM tại Việt Nam, việc đo lường này dựa vào Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN. 1.2.2.1 Đo lường theo phương pháp định lượng Theo phương pháp này, nợ xấu được phân loại như sau: + Nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn ) bao gồm: • Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điều b Khoản này; • Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; • Các khoản nợ được phân loại vào nhóm theo quy định tại Khoản 3 điều này. + Nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ ) bao gồm: SV: Đặng Thị Nhiên 9 MSV: 07D19287 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình • Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; • Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. + Nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn ) bao gồm: • Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; • Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; • Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Hiện nay, hầu như các NHTM tại nước ta phân loại nợ theo phương pháp này. Song phân loại nợ định lượng đơn thuần dựa trên dữ liệu khoản nợ tại thời điểm đánh giá và chủ yếu dựa vào thời gian quá hạn, số lần cơ cấu của khoản nợ nên kết quả phân loại phản ánh chưa sát vớ mức độ rủi ro của khoản nợ. 1.2.2.2 Đo lường theo phương pháp định tính - Theo điều 6 Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam, nợ xấu được tính từ nhóm 3 và được đo lường như sau: • Nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản vay này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. • Nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất cao. SV: Đặng Thị Nhiên 10 MSV: 07D19287 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình • Nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. - Ngoài ra, một số NHTM phân loại nợ theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có nghĩa: định kỳ ngân hàng đánh giá xếp hạng khách hàng vay vốn, cho điểm từ đó phân loại nợ để có thể quản trị rủi ro hiệu quả. Hiện nay tại Việt Nam, mới chỉ có BIDV, Vietcombank áp dụng cách phân loại này. Bảng 1.1: Phân loại nợ theo xếp hạng tín dụng Điểm Từ 59-65 Xếp hạng B Từ 53-59 CCC Từ 44-53 CC Từ 35-44 C Từ 0-35 D Phân loại nợ Ý nghĩa Khách hàng có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ so với khách hàng xếp hạng BB. Song hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng. Khách hàng hiện đang bị suy giảm khả năng trả nợ. Khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào mức độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp, khi có các yếu tố bất lợi xảy ra thì khách hàng có nhiều khả không trả được nợ. Hiện thời khách hàng đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ. Khách hàng đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang được duy trì. Khách hàng đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra. Trường hợp với những khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là dự kiến thì không xếp hạng D. Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – Ngân hàng BIDV Ở Việt Nam, việc phân loại nợ theo phương pháp này chưa được phổ biến do theo phương pháp này, nợ xấu của các ngân hàng sẽ tăng, dẫn đến trích lập dự SV: Đặng Thị Nhiên 11 MSV: 07D19287 Dưới tiêu chuẩn Nghi ngờ Có khả năng mất vốn

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét