Hình 1.5: Dãy vòng với k phần tử cách đều
Theo đó hệ số dãy cho một dãy vòng K phần tử đặt cách đều xách định theo công thức:
K −1
F ( φ ,θ ) = ∑ Ak e
i α k −κ Rcos( φ −φk ) sinθ
k =0
(1.12)
Ak e iα biểu thị trọng số phức cho phần tử thứ k. Trong trường hợp để có búp sóng chính
k
hướng theo góc ( φ0 ,θ 0 ) trong không gian, pha của trọng số của cho phần tử k có thể
được chọn là:
α k = κ Rcos ( φ0 − φk ) sinθ 0
(1.13)
Trong nhiều ứng dụng, như anten trạm gốc, đồ thì bức xạ theo góc phẳng θ = π 2
được quan tâm. Trong trường hợp này hệ số dãy được cho bởi:
K −1
F ( φ ) = ∑ Ak e
i α k −κ Rcos( φ −φk )
k =0
(1.14)
Một thí dụ của F ( φ ) cho dãy vòng tám phần tử với bán kính R = 0.6533λ như trong
hình 1.6, khi đó búp sóng của anten được lái theo hướng φ0 = 0 .
11
Hình 1.6: Đồ thị bức xạ của một dãy vòng 8 phần tử với R = 0.6533λ , búp sóng của
o
anten được lái theo hướng φ = 0
Một một đặc tính đi kèm của anten dãy vòng là sự có mặt của mức búp sóng phụ cao
trong đồ thị búp sóng của nó. Thí dụ một anten dãy vòng với các phần từ cách đều và
các trọng số giống nhau thì đỉnh thấp nhất của mức búp phụ vào khoảng 8dB đối với
búp sóng chính. Mức búp sóng phụ là một hàm của θ0 và φ0 trong việc thêm vào nhiều
tham số vật lý của dãy.
1.2.4. Nhân đồ thị
Trọng phạm vi chúng ta chỉ quan tâm đến những dãy phần tử anten đẳng hướng. Phần
tử đẳng hướng có thế bức xạ hoặc thu năng lượng giống nhau ở tất cả các hướng. Một
anten đẳng hướng là một sự tưởng tượng trong toán học, nó không tồn tại trong thực
tế. Trong thực tế, tất cả các phần tử anten có đồ thị bức xạ không giống nhau. Có lẽ
xấp xỉ tốt nhất một anten đẳng hướng là các lưỡng cực có kích thước ngắn, và trong
thực tế cũng như vậy, lưỡng cực này có các điểm không ở giữa các điểm đầu và điểm
cuối của nó . Chúng ta hãy quan tâm đến dãy bao gồm các phần tử anten đẳng hướng
giống nhau, chúng có độ thị bức xạ được quyết định bởi hàm f ( θ ,φ ) . Nguyên lý của
nhân đồ thị đó là đồ thị búp sóng của một dãy là kết quả của tích đồ thị của một phần
tử với hệ số dãy. Đồ thị búp sóng của dãy G ( θ ,φ ) được cho bởi:
12
G ( θ ,φ ) = f ( θ ,φ ) F ( θ ,φ )
(1.15)
Trong đó F ( θ ,φ ) là hệ số dãy. Nguyên lý của nhân đồ thị (1.15) cho kết quả rất chính
xác. Nó chỉ ra nhiều định lý gắn liền tới việc thiết kế dãy, các định lý này độc lập với
mỗi phần tử anten và được sử dụng để thiết lập dãy. Ngoài ra nó còn được sử dụng để
xác định hệ số dãy của một dãy phức tạp, đó là dãy bao gồm hai nửa dãy đơn.
1.2.5. Dãy phẳng
Thêm các phần tử cách đều dọc theo một đường thẳng để hình thành một dãy
tuyến tính, dãy này có thể đặt các phần trong một mặt phẳng để hình thành nên một
dãy phẳng. Trên thực tế, dãy vòng là dạng đặc biệt của dãy phẳng, khi mà các phần tử
được đặt cách đều dọc theo một đường tròn và đường tròn này thường được đặt trong
một mặt phẳng nằm ngang. Các dãy phẳng cung cấp thêm các tham số và các tham số
này được sử dụng để điều khiển và quyết định đến đồ thị búp sóng của dãy. Búp sóng
chính của dãy có thể được lái theo các hướng bất kỳ trong nửa không gian phía trên
của dãy.
Hình 1.7: Dãy phẳng hình chữ nhật
Một trong nhiều hình dáng chung của dãy phẳng là dãy hình chữ nhật. Dãy này gồm
các phần tử được đặt dọc theo một mạng hình chữ nhật như hình 1.7. Một dãy hình chữ
nhật có thể được xem như là một dãy tuyến tính bao bồm L phần tử, trong đó mỗi một
phần tử là một dãy tuyến tính với hệ số dãy được cho bởi công thức:
13
K−
1
F1 ( u ) =∑ k e
A
i ( κkdx sinu+kα)
(1.16)
k=
0
{
Với sinu = sinθ .cosφ và Ak e ikα
}
K −1
k =0
là các trọng số phức. Hệ số dãy cho một dãy tuyến
tính L phần tử được cho bởi công thức:
L −1
F2 ( v ) = ∑Bl e
(
i κ ldy sin v +l β
)
(1.17)
l =0
{
Với sin v = sinθ .sin φ và Bl e ilβ
}
L −1
l =0
là các trọng số phức. Theo nguyên lý nhân đồ thị,
hệ số dãy cho cả dãy hình chữ nhật được xác định theo công thức:
F = F1 ( u ) F2 ( v )
(1.18)
Một dạng khác của dãy phẳng là dãy lục giác, theo đó các phần tử được đặt dọc theo
một mạng ba góc với khoảng cách cách đều giữa các phần tử là d như hình 1.8. Việc
xác địnhh hệ số dãy cho dãy phẳng lục giác là không đơn gian như dãy hình chữ nhật,
đã có một số cách để xách định hệ số dãy. Cách đơn giản là xem dãy lục giác như một
dãy bao một phần tử đơn đặt ở vị trí trung tâm và một số dãy vòng sáu phần tử đồng
tâm có bán kính khác nhau như hình 1.9 . Hệ số dãy của cả dãy sẽ là tổng của các dãy
vòng và phần tử trung tâm, được xác định theo công thức:
Kh
F ( θ ,φ ) = A0 + ∑
k =1
k
5
∑ ∑A
l =1
m =0
k ,l ,m
(
)
i α k ,l ,m −κ Rk .l cos φ −φk ,l ,m sinθ
e
(1.19)
K h là số hình lục giác. Thí dụ, trong trường hợp dãy như hình 1.8, giá trị của K h là 3.
Hình 1.8: Dãy phẳng 6 hình lục giác
14
Hình1.9: Dãy phẳng hình lục giác có thể được xem như bao gồm một số dãy vòng
tròn 6 phần tử, đồng tâm có bán kính khác nhau
1.3. Định dạng và điều khiển búp sóng bằng phương pháp tương tự
Thuật ngữ định dạng và điều khiển búp sóng liên quan đến một chức năng được
thi hành bởi một thiết bị hoặc một bộ dụng cụ dùng trong nghiên cứu khoa học, trong
đó năng lượng được bức bởi một anten được hội tụ lại dọc theo một hướng đặc biệt
trong không gian. Mục đích là để thu tối ưu tín hiệu theo mỗi hướng cần thu hoặc là
phát tối ưu tín hiệu theo mỗi hướng cần phát. Thí dụ, trong hệ thống anten parabol, vật
hình đĩa là mạng điều khiển búp sóng, trong đó nó thu được năng lượng, năng lượng
này nằm góc mở và góc mở được hình thành bởi chu vi của đĩa và tại điểm tiếp điện
của anten. Đĩa và ống tiếp điện hoạt động như một máy tích phân không gian. Năng
lượng tử nguồn trường khu xa, trường này mang tính chất như một sóng phẳng với
hướng tối ưu của anten, đến tại điếm tiếp điên được xăp xếp theo trật tự thời gian và do
đó được cộng lại một cách liên tục. Thông thường, những nguồn đến từ các hướng
khác đến điểm tiếp điện không cùng lúc và cộng một cách rời rạc. Vì nguyên nhân này,
định dạng và điều khiển búp sóng thường được xem như bộ lọc không gian.
15
Hình 1.10: Mạng điều khiển búp sóng tương tự
Ngoài ra bộ lọc không gian có thể được tiến hành bằng việc sử dụng các dãy anten.
Trên thực tế, một dãy có thể được xem như một góc mở được lấy mẫu. Khi một dãy
được chiếu bởi một nguồn, mẫu của nguồn sóng tới được ghi lại tại vị trí của các phần
tự anten. Lối ra của các phần tử có thể đưa ra nhiều dạng của xử lý tín hiệu, ở khía
cạnh nào đó, sự hiệu chỉnh pha hoặc biên độ được thực hiện để kết quả các lối ra cung
cấp các thông tin về góc tại cùng một thời điểm cho các tín hiệu đến theo nhiều hướng
khác nhau trong không gian. Khi lối ra của các phần tử của dãy được kết hợp lại qua
một vài mạng pha thụ động, pha sẽ thường xuyên được hiệu chỉnh tới lối ra của tất cả
các phần tử để thêm tính rõ ràng cho hướng đã cho. Nếu thông tin cần thu có liên quan
đến từ các tín hiệu đến từ các miền khác nhau trong không gian, thi một mạng pha
khác có thể được thực thi. Mạng pha sẽ điều khiển biên độ và pha của dòng kích thích,
và thường được gọi nó là mạng điều khiển búp sóng. Nếu điều khiển búp sóng được
tiến hành ở tần cao, thì mạng điều khiển búp sóng tương tự thường bao gồm một số
thiết bị, các thiết bị này sẽ thay đỗi pha và công suất của tín hiệu đưa vào. Hình 1.10,
đưa ra một thí dụ về một bộ điều khiển búp sóng ở tấn số vô tuyến, nó được thiết kế để
chỉ tạo ra một búp sóng. Mạng điều khiển búp sóng có thể được thực hiện bằng việc sử
dụng các thấu kính viba, sóng dẫn đường, các đường truyền tin, các mạch in vi sóng,
và các bộ lai ghép. Hình 1.11 đưa ra một anten dãy vi dải gồm 4 phần tử với một mạng
điệu khiển búp sóng. Đây là cấu trúc đơn giản có khả năng tạo ra chỉ một búp sóng.
Hơn nữa, nó chỉ đưa ra một trọng số đổng thời, ở khía cạnh nào đó đồ thị của dãy được
xác định bởi hàm sin.
16
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét